Hòa giải thương mại quốc tế đang thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành lựa chọn đầu tiên để giải quyết tranh chấp xuyên quốc gia. Hòa giải, phương thức tranh chấp có nguồn gốc sâu xa tại nhiều quốc gia châu Á, được các doanh nghiệp châu Á ưu tiên lựa chọn bởi văn hóa kinh doanh, cũng như hiệu quả về mặt thời gian và chi phí. Công ước Singapore về hòa giải, “mảnh ghép còn thiếu trong khung khổ thi hành giải quyết tranh chấp quốc tế”, cũng sẽ góp phần xóa bỏ những nghi ngờ về hiệu quả của hòa giải trong thương mại quốc tế.
Đã đến lúc để hòa giải thương mại quốc tế từ bỏ vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành lựa chọn đầu tiên để giải quyết tranh chấp xuyên quốc gia. Hàng thập kỷ, hòa giải đứng dưới bóng của tố tụng và trọng tài quốc tế như là phương pháp giải quyết tranh chấp xuyên quốc gia, chủ yếu là do quan ngại về hiệu lực thi hành của kết quả hòa giải. Như là “mảnh ghép còn thiếu trong khung khổ thi hành giải quyết tranh chấp quốc tế”, Công ước Singapore lấp đầy khoảng trống và mở ra một tương lai tươi sáng cho hòa giải thương mại quốc tế.

1. Quan hệ thân thuộc về văn hóa truyền thống
Điều đáng lưu ý là hoạt động hòa giải thực tiễn có nguồn gốc sâu xa không chỉ ở Singapore, mà ở Châu Á nói chung. Nhiều biến thể của các hình thức hòa giải bản địa được thực hiện ở nhiều nước Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, và Việt Nam. Theo đó, nguyên tắc và qui trình hòa giải từ lâu đã cộng hưởng với nền văn hóa của nhiều nước Châu Á, nơi mà sự hài hòa xã hội, mối quan hệ, thỏa hiệp, tính cộng đồng và tôn trọng được coi là những giá trị lớn.
2. Sự phát triển của các tập đoàn Châu Á
Theo báo cáo năm 2019 của McKinsey Global Institute, sự phát triển của các tập đoàn Châu Á được miêu tả như cách “thay đổi lại vị thế thị trường” kinh tế trên thế giới. Năm 1997, Châu Á chỉ chiếm 36% trong 5.000 doanh nghiệp, tập đoàn lớn nhất toàn cầu, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 43% một thập kỷ sau đó, với việc những công ty đến từ Việt Nam, Philippines, Kazakhstan và Bangladesh tham gia và thăng tiến trong bảng xếp hạng đó. Xếp hạng 500 năm 2018 của Fortune Global cho thấy rằng 210 trong số 500 công ty giá trị lớn nhất thế giới đến từ Châu Á. Những công ty này cũng tăng lên trong chuỗi giá trị, đầu tư từ khu vực công nghiệp và xe hơi sang những lĩnh vực như công nghệ, tài chính, logistic.
Ở Châu Á, Đông Nam Á được đa số các nhà điều hành hàng đầu coi là thị trường có nhiều cơ hội phát triển nhất theo như một khảo sát của Citibank năm 2019. Việt Nam là nước đã đạt mức tăng trưởng GDP hằng năm trên 6% trong năm năm gần đây. Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai hàng điện tử trong các nền kinh tế ASEAN, và mức lương cạnh tranh, nguồn vốn nhân lực có chất lượng, đầu tư hạ tầng và sự ổn định kinh tế được coi là những yếu tố khiến Việt Nam là điểm đến kinh doanh ngày càng hấp dẫn. Một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của khu vực là sự mở rộng nhanh chóng của nền kinh tế số. Đông Nam Á là khu vực kết nối cao trên thế giới – với hơn 350 triệu người dùng Internet trên 6 quốc gia lớn nhất, nhiều hơn toàn bộ dân số Mỹ. Một khảo sát năm 2018 của Google và công ty đầu tư Tamasek Holdings của Singapore cho thấy rằng nền kinh tế số tại Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba lên 240 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Chính Việt Nam cũng được coi là nền kinh tế số tăng gấp ba từ năm 2015.
Khi mà trọng tâm nền kinh tế toàn cầu chuyển hướng sang Châu Á, Đông Nam Á chuyển thành trung tâm chính của dòng kinh tế, khu vực sẽ chứng kiến nhu cầu tăng cao về một biện pháp giải quyết tranh chấp không chỉ nhanh chóng, hiệu quả, hiệu quả chi phí, mà còn tạo ra kết quả dễ dàng thi hành bất kể thương vụ được thực hiện ở đâu. Khi các doanh nghiệp Châu Á tăng trưởng cả về qui mô và tầm quan trọng, họ sẽ nắm quyền lực quyết định phương thức giải quyết tranh chấp. Điều nay sẽ nhân rộng tác động của việc Châu Á ưu tiên sử dụng hòa giải thương mại quốc tế.
Khi các nước thành viên Công ước Singapore ban hành luật để thực thi nghĩa vụ thi hành của họ, doanh nghiệp quốc tế và cộng đồng pháp lý sẽ sớm nhận ra rằng không còn lý do nào nữa để mất lòng tin vào hòa giải và hiệu lực kết quả hòa giải. Không lâu, chúng ta có lẽ sẽ thấy rằng hòa giải thương mại quốc tế nổi lên như là lựa chọn đầu tiên giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Cái từng được coi là biện pháp giải quyết tranh chấp “thay thế” khi đó sẽ trở thành điểm đến đầu tiên.
BTK VICMC
Photo: pixabay.com/vi/photos/hồ-chí-minh-city-việt-nam-sài-gon-3039579/
Xem các bài viết khác tại: https://vicmc.vn/tri-thuc/
Ban Thư ký VICMC