TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Ngày 11/07/2023 vừa qua, Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), cùng với Hội Hợp tác Pháp lý Châu Âu Việt Nam (ACJEV); Trường Đại học Ngoại thương (FTU) cùng sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp, Uỷ ban quốc tế về hoà giải (CIM) và Hội luật so sánh (SCL) đã tổ chức thành công Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của  luật sư trong hoà giải.

Hội thảo là sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp, đồng thời kỷ niệm 5 năm thành lập của VICMC.

Hội thảo hoà giải

Hội thảo có sự góp mặt của Bà Thị Mỹ Hạnh Ngo-Folliot – Chủ tịch ACJEV; Bà Christiane Feral-Schuhl – Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Quốc gia, cựu Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Paris; Ông Vincent Berthat – Phó Chủ tịch ACJEV; Bà Brigitte Longuet – Cựu Chủ tịch Liên đoàn Nữ Giám đốc cùng các luật sư Pháp và Ý. Cùng với đó là các chuyên gia, luật sư người Việt Nam gồm Ông Đào Ngọc Chuyền – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội; Ông Trần Minh Trị – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Cần Thơ; LS Dương Quốc Thành- hoà giải viên Trung tâm hoà giải Việt Nam.

Về phía VICMC có LS Nguyễn Hưng Quang – Chủ tịch VICMC; LS Lương Văn Lý – Ủy viên Ban Điều hành, Trưởng Ban Đối ngoại VICMC; PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng – Tổng thư ký VICMC, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Ngoại thương; Ông Đoàn Hồng Sơn – Sáng lập và điều hành IP Max, Hòa giải viên VICMC.

Về phía trường ĐH Ngoại thương có sự tham gia của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy- Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng khoa Luật cùng các giảng viên, sinh viên luật của nhà trường.

Các luật sư Pháp và Ý đã chia sẻ kinh nghiệm hoà giải tại Châu Âu nói chung, tại Pháp và Ý nói riêng; phân tích vai trò, vị trí của hoà giải trong việc xử lý tranh chấp; mối quan hệ giữa hoà giải và thẩm phán, thực tiễn hoạt động hòa giải trong doanh nghiệp và hòa giải hành chính tại Pháp. Từ các tham luận này có thể thấy hoà giải được coi là một phương thức giải quyết tranh chấp “đầu tiên” được lựa chọn khi xảy ra tranh chấp và trong nhiều trường hợp, phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải là bắt buộc tại các quốc gia này.

Bên cạnh chia sẻ của HGV, luật sư quốc tế là bài trình bày của các HGV, luật sư trong nước với những thông tin về hoà giải, xu hướng phát triển của hoà giải tại Việt Nam. LS. Nguyễn Hưng Quang, LS. Lương Văn Lý, và LS. Đoàn Hồng Sơn đã có những bài chia sẻ về các loại hoà giải tại Việt Nam, về hòa giải thương mại, hòa giải trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, đưa ra lợi thế, cơ hội của Hoà giải so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác cũng như thách thức mà hoà giải tại Việt Nam cần vượt qua để phát triển, tương thích với luật mẫu UNCITRAL về Hoà giải quốc tế, từ đó, có những dự đoán và mong đợi cho xu hướng phát triển của hoà giải tại Việt Nam. Các diễn giả đều nhận thấy và cho rằng cần khắc phục những bất lợi để trong tương lai, hoà giải sẽ ngày càng phát triển với tính chuyên nghiệp ngày được tăng cường và các hoạt động đào tạo chuyên sâu nhằm phát triển đội ngũ hòa giải viên.

Buổi hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp với sự thảo luận sôi nổi về các bài học kinh nghiệm mà các luật sư Pháp và Châu Âu dành cho Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai không xa, hoà giải tại Việt Nam sẽ dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng trong cộng đồng, như những gì đã và đang xảy ra trong thực tiễn tại Pháp và Châu Âu.

Ban Thư ký

Các bài viết trước

TẬP QUÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng của các nước trên thế giới, do vậy việc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các chủ thể là các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng ký kết một hợp đồng, điều này khiến cho sự khác biệt trong cách áp dụng pháp luật điều chỉnh cũng như khác biệt trong cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bước ra thị trường thế giới?

TRÁNH RỦI RO KHI THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại công nghệ hiện nay, hợp đồng điện tử được thực hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung và cách thức thực hiện. Cũng chính vì vậy, các rủi ro tiềm ẩn về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý mà cũng ngày càng nhiều. Để phòng tranh các rủi ro này một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử.

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI

Kể từ sau đại dịch COVID-19, với sự vươn lên mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Với lợi thế về ẩm thực truyền thống và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là xu thế đã và đang tạo ra sự sôi động trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro khi áp dụng mô hình này. 

Viết một bình luận