Phó Chủ tịch VICMC trả lời phỏng vấn tạp chí Sailing Master của Nhật Bản

VICMC đang nỗ lực hướng tới mục tiêu cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam các dịch vụ liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng hòa giải một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!”

  • Trích bài trả lời phỏng vấn Phó Chủ tịch VICMC –  Vũ Thị Quế cho tạp chí Sailing Master của Nhật Bản

Câu hỏi: Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia hoạt động vào nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Khi xảy ra các rắc rối về pháp lý, tranh chấp thì rất cần phải giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Vậy Bà có thể cho biết những nỗ lực cho các hoạt động của mình hiện nay và triển vọng phát triển trong tương lai?

Trả lời: Hiện hệ thống luật pháp của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, các văn bản pháp luật chồng chéo chưa đồng bộ, cách diễn giải và áp dụng luật của các cơ quan nhà nước và các bên liên quan chưa thống nhất nên rất dễ phát sinh tranh chấp trong suốt quá trình đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Do mỗi thời điểm khác nhau trong quá trình đầu tư sẽ phát sinh những vấn đề quan trọng khác nhau nên với vai trò là một luật sư, tôi luôn cố gắng tìm hiểu để nắm bắt được những rủi ro pháp lý tiềm tàng và các vấn đề quan trọng nhất trong từng giai đoạn đầu tư, từ đó đưa ra tư vấn và những biện pháp hỗ trợ thích hợp để giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp cho nhà đầu tư.

Ngoài ra việc tham gia thành lập Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) cũng là một trong những nỗ lực của tôi nhằm giúp cho các nhà đầu tư tại Việt Nam có thêm một lựa chọn về phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp xảy ra tranh chấp tại Việt Nam. Với các ưu điểm vượt trội của mình, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải hiện đang là lựa chọn hàng đầu được áp dụng rộng rãi trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tranh chấp giải quyết tại Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) có thể giúp các bên duy trì được mối quan hệ hợp tác, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, đảm bảo được tính bảo mật và quan trọng nhất là biên bản thỏa thuận hòa giải thành được tòa án Việt Nam công nhận và có hiệu lực pháp lý để thi hành như một bản án của tòa hay một phán quyết trọng tài. 

Với trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội và chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh cùng đội ngũ hơn 30 hòa giải viên thương mại chuyên nghiệp có kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu và cấp chứng nhận bởi các tổ chức hoà giải hàng đầu thế giới, trong đó có hòa giải viên người Nhật, VICMC đang nỗ lực hướng tới mục tiêu cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam các dịch vụ liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng hòa giải một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Câu hỏi: Bà có thể vui lòng gửi lời nhắn nhủ đến các Công ty Nhật Bản đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam?

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp Nhật Bản đã tin tưởng và lựa chọn đầu tư tại đất nước chúng tôi. Không chỉ cá nhân tôi, mà tôi tin rất nhiều người Việt Nam, luôn trân trọng và yêu quý đất nước và các nhà đầu tư Nhật Bản.  Hiện nay, Nhật Bản là nước cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam và luôn nằm trong top 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Mặc dù tôi luôn mong muốn và hy vọng Việt Nam được tiếp tục chào đón các nhà đầu tư Nhật Bản, nhưng tôi vẫn muốn gửi đến các doanh nghiệp Nhật Bản một số lời nhắn nhủ dưới đây khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam:

  • Tìm hiểu kỹ về hệ thống pháp lý của Việt Nam từ cả góc độ lý thuyết và góc độ thực tế áp dụng để tránh việc bị động khi triển khai kế hoạch đầu tư nếu thực tiễn áp dụng luật khác với nội dung đã tìm hiểu trên lý thuyết.
  • Tìm hiểu văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của người Việt Nam để có thể tìm được những đối tác phù hợp và giữ được đội ngũ nhân sự ổn định lâu dài.
  • Tìm hiểu kỹ về tình trạng pháp lý, tài chính và uy tín trong kinh doanh của các đối tác trước khi quyết định hợp tác.
  • Cập nhật thường xuyên các thay đổi về hệ thống quy định pháp lý tại Việt Nam để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong suốt quá trình đầu tư.
  • Chú ý về sức khỏe cho các nhân viên người Nhật trong thời gian đầu mới đến Việt Nam.

Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp Nhật Bản vì sự kiên nhẫn, ý chí, quyết tâm, về kỷ luật, trung thực và tính hiệu quả trong đầu tư mà họ đã đem đến Việt Nam. Tôi rất sẵn lòng và vinh hạnh khi được tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư về các vấn đề liên quan đến pháp lý và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. 

Các bài viết trước

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

Viết một bình luận