Buổi trao đổi về Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo ngày 24/07/2021

Vào ngày 24 tháng 07 năm 2021, Nhóm Công tác Năng lượng & Cơ sở hạ tầng của VICMC đã tổ chức buổi trao đổi nội bộ về “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo” qua nền tảng Zoom. Hòa giải viên Nguyễn Tuấn Phát, Luật sư nội bộ của EVNPECC3, Trưởng nhóm Công tác Năng lượng & Cơ sở hạ tầng và Hòa giải viên Vũ Thị Châu Quỳnh, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hai diễn giả chính của buổi trao đổi này.

Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”
Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”
Phó Chủ tịch Vũ Thị Quế phát biểu mở đầu buổi trao đổi

Trong phần đầu tiên, Hòa giải viên Nguyễn Tuấn Phát đã trình bày về khung pháp lý của các dự án năng lượng tái tạo và ba loại tranh chấp thường gặp trong lĩnh vực này gồm: Tranh chấp xây dựng, Tranh chấp M&A và Tranh chấp Project Financing. Trong những năm gần đây, ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đi cùng với tiềm năng phát triển đó, các tranh chấp dự án năng lượng tái tạo cũng gia tăng về cả số lượng và mức độ phức tạp.

HGV Nguyễn Tuấn Phát trong Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”

Ở phần tiếp theo, Hòa giải viên Vũ Thị Châu Quỳnh chia sẻ những số liệu nghiên cứu hết sức chi tiết về thực tiễn tranh chấp Nhà đầu tư – Nhà nước trong ngành năng lượng tái tạo ở các nước trên thế giới. Có thể thấy từ việc nhiều Thỏa thuận bảo hộ đầu tư ghi nhận và khuyến khích việc giải quyết tranh chấp trên tinh thần thiện chí để đạt được giải pháp chung, hòa giải cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

HGV Vũ Thị Châu Quỳnh trong Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”

Trong phần còn lại của buổi trao đổi, các Hòa giải viên đã có cuộc thảo luận mở về một tình huống tranh chấp năng lượng điện gió. Câu hỏi được đặt ra là liệu hòa giải viên có nên chấp nhận/tiếp tục hòa giải khi việc hòa giải có liên quan đến bên thứ ba. Một số vấn đề được thảo luận sôi nổi bao gồm định nghĩa thế nào là bên thứ ba, hậu quả pháp lý phát sinh từ thỏa thuận hòa giải thành đó, v.v.

Chủ tịch Nguyễn Hưng Quang trong Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”
Các HGV của VICMC trong Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”
Các HGV của VICMC trong Buổi trao đổi nội bộ “Tranh chấp Dự án Năng lượng Tái tạo”

Với việc thiếu chính sách chuyển đổi khi FiT cho năng lượng mặt trời đã kết thúc và FiT cho năng lượng gió sẽ sớm kết thúc vào tháng 10 này, tranh chấp dự án năng lượng tái tạo sẽ vẫn là chủ đề nóng với nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các hòa giải viên. Trong tháng tới, các thành viên của Nhóm Công tác Năng lượng & Cơ sở hạ tầng sẽ tham dự Webinar “Kinh nghiệm quốc tế trong đấu thầu dự án năng lượng tái tạo”.

Ban Thư ký VICMC

Các bài viết trước

TẬP QUÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng của các nước trên thế giới, do vậy việc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các chủ thể là các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng ký kết một hợp đồng, điều này khiến cho sự khác biệt trong cách áp dụng pháp luật điều chỉnh cũng như khác biệt trong cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bước ra thị trường thế giới?

TRÁNH RỦI RO KHI THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại công nghệ hiện nay, hợp đồng điện tử được thực hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung và cách thức thực hiện. Cũng chính vì vậy, các rủi ro tiềm ẩn về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý mà cũng ngày càng nhiều. Để phòng tranh các rủi ro này một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử.

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI

Kể từ sau đại dịch COVID-19, với sự vươn lên mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Với lợi thế về ẩm thực truyền thống và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là xu thế đã và đang tạo ra sự sôi động trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro khi áp dụng mô hình này. 

LƯU Ý GÌ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng này ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung, cách thức thực hiện khiến cho các giao dịch thương mại phát triển, mở rộng và tự do hơn. Bên cạnh sự thuận lợi đem lại, hình thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà các chủ thể thực hiện không lường trước được và cũng như thiếu căn cứ pháp lý để được bảo đảm. 

Viết một bình luận