Webinar | Covid 19 – Hợp đồng xây dựng và khả năng sử dụng Hòa giải thương mại

Hòa giải có thể trở thành một giải pháp phù hợp trong giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung và các tranh chấp xây dựng nói riêng trong bối cảnh Covid-19. Các bên tranh chấp nên cân nhắc sử dụng hòa giải khi có tồn tại một hay các yếu tố sau đây, (i) hai bên đều mong muốn giải quyết nhanh nhưng không thể tự thương lượng với nhau; (ii) các bên đều thấy rằng toà án là một phương thức rủi ro trong tình hình hiện tại, tốn kém nhiều chi phí và thời gian; (iii) thực tế hai bên đều thừa nhận ảnh hưởng của Covid 19 dẫn đến các thiệt hại đã xảy ra cho một bên hay cho cả hai bên; (iv) hai bên đều có thiện chí để giải quyết tranh chấp bằng phương thức thân thiện.

webinar-covid19

“Lịch sử nhân loại cho thấy sau mỗi thảm họa loài người luôn có tiến bộ vượt bậc trên ba lĩnh vực: nhận thức – tư duy; phương thức vận hành hệ thống kinh tế xã hội và năng lực công nghệ”. Đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực này. Trước hết chúng ta đang và sẽ thấy cách thức giao tiếp đang đổi thay. Các hoạt động trực tuyến như làm việc từ xa, gặp gỡ qua mạng trở thành một hoạt động phổ biến, nếu không nói là chủ đạo trong cuộc sống thường ngày. Và trong lĩnh vực pháp lý, các điều khoản như force majeure hay hardship được “gọi tên” nhiều hơn bao giờ hết. Sau quá trình nghiên cứu, đào sâu hơn các điều khoản này trong giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh trong “thời Covid”, chúng ta có thể nhận ra, những chiếc phao pháp lý này khi đưa vào thực tế có thể giúp các bên giải quyết các vấn đề do Covid-19 đặt ra như thế nào.

Không nằm ngoài quy luật chung, 25/04 vừa qua, Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) cùng Hội Luật Xây dựng và Hợp đồng Việt Nam (VCCLG) đã tổ chức Hội thảo online (Webinar) với chủ đề: “Hợp đồng xây dựng và khả năng sử dụng Hòa giải Thương mại”. Tham gia điều hành hội thảo là LS Nguyễn Hưng Quang – Chủ tịch VICMC; các diễn giả là PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Tổng thư ký VICMC; HGV Nguyễn Nam Trung, HGV VICMC, Trưởng nhóm lâm thời – Nhóm pháp luật và hợp đồng xây dựng Việt Nam VCCLG; HGV Lê Thế Hùng, HGV VICMC, Giám đốc CNC COUNSEL; sự tham gia đóng góp của các Hòa giải viên, các thành viên Ban Thư ký VICMC và thành viên VCCLG.

Webinar đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến force majeure và hardship được quy định trong lĩnh vực xây dựng, trong đó đưa ra những phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành một tình huống để được coi là bất khả kháng như sự kiện đó phải là “một sự kiện rủi ro”, “xảy ra một cách khách quan”, “trước khi kí kết hợp đồng”, “về cơ bản không thể quy cho bên kia”… được quy định trong các văn bản pháp luật như BLDS 2015, Luật Xây dựng 2014, NĐ 37/2015/NĐ-CP về HĐXD; Mẫu Hợp đồng EPC theo TT 09/2016/TT-BXD; … và so sánh với quy định của Pháp luật nước ngoài như Pháp, Italia, Trung Quốc. Ngoài ra các phân tích tương tự cũng được diễn giả nêu ra đối với trường hợp của Hardship. Các bản án, phán quyết trọng tài có liên quan đến force majeure và hardship tại Việt Nam và ở nước ngoài cũng được nghiên cứu và phân tích, theo đó, cơ quan giải quyết tranh chấp thường có sự cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định một tình huống là force majeure hay hardship. Những hòa giải viên và các chuyên gia, các luật sư, các kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng đã cùng thảo luận giải pháp thực tế cho nhiều tranh chấp phát sinh do Covid-19 như tranh chấp do chậm tiến độ thi công, thiếu hụt nguyên vật liệu, nguồn nhân lực của nhà thầu hay suy giảm khả năng thanh toán của chủ đầu tư… Nhiều tranh chấp đang ở tình thế “tiến thoái lưỡng nan” và việc “gỡ” các tình thế này bằng hoà giải đang được quan tâm cân nhắc.

Hòa giải có thể trở thành một giải pháp phù hợp trong giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung và các tranh chấp xây dựng nói riêng trong bối cảnh Covid-19. Các bên tranh chấp nên cân nhắc sử dụng hòa giải khi có tồn tại một hay các yếu tố sau đây:

(i) hai bên đều mong muốn giải quyết nhanh nhưng không thể tự thương lượng với nhau;

(ii) các bên đều thấy rằng toà án là một phương thức rủi ro trong tình hình hiện tại, tốn kém nhiều chi phí và thời gian;

(iii) thực tế hai bên đều thừa nhận ảnh hưởng của Covid 19 dẫn đến các thiệt hại đã xảy ra cho một bên hay cho cả hai bên;

(iv) hai bên đều có thiện chí để giải quyết tranh chấp bằng phương thức thân thiện.

Với sự hỗ trợ của hòa giải viên, hai bên sẽ hiểu được vị thế của mình và của đối tác, họ có thể sẽ sẵn sàng ngồi lại để chia sẻ rủi ro, tổn thất và chi phí với nhau. Thực tế cho thấy đã có tranh chấp tại tòa án kéo dài tới chục năm, trải qua các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng trong khi các bên chưa đạt được bất cứ khoản bồi thường hay biện pháp khắc phục thiệt hại nào. Do đó, hòa giải thực sự là một phương thức đáng để các bên cân nhắc.

Ban Thư ký VICMC

Các bài viết trước

TẬP QUÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng của các nước trên thế giới, do vậy việc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các chủ thể là các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng ký kết một hợp đồng, điều này khiến cho sự khác biệt trong cách áp dụng pháp luật điều chỉnh cũng như khác biệt trong cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bước ra thị trường thế giới?

TRÁNH RỦI RO KHI THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại công nghệ hiện nay, hợp đồng điện tử được thực hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung và cách thức thực hiện. Cũng chính vì vậy, các rủi ro tiềm ẩn về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý mà cũng ngày càng nhiều. Để phòng tranh các rủi ro này một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử.

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI

Kể từ sau đại dịch COVID-19, với sự vươn lên mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Với lợi thế về ẩm thực truyền thống và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là xu thế đã và đang tạo ra sự sôi động trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro khi áp dụng mô hình này. 

LƯU Ý GÌ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng này ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung, cách thức thực hiện khiến cho các giao dịch thương mại phát triển, mở rộng và tự do hơn. Bên cạnh sự thuận lợi đem lại, hình thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà các chủ thể thực hiện không lường trước được và cũng như thiếu căn cứ pháp lý để được bảo đảm. 

Trao đổi trong Chương trình Kinh doanh và Pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Khi gia nhập thi trường, doanh nghiệp thiếu thông tin liên quan đến các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động sẽ gây ra nhiều bất lợi không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Do vậy, việc biết được các thông tin pháp lý, các kiến thức pháp luật về kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất cần thiết. 

Viết một bình luận