VICMC góp ý vào dự thảo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án

Ngày 01/10/2019, Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã mời đại diện của Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) tới tham luận tại Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án. Ls. Nguyễn Hưng Quang – Chủ tịch, PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng – Tổng Thư ký và một số hoà giải viên của VICMC đã tới tham dự và phát biểu tại Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, Ls. Nguyễn Hưng Quang đề nghị: Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo cần có thêm những quy định cụ thể đối với các hình thức hoà giải do các quy định pháp luật khác điều chỉnh, như hoà giải thương mại, hoà giải lao động… để Toà án thực sự là “môi trường tốt” cho hoạt động hoà giải nói chung ở Việt Nam được phát triển. Nói cách khác, Luật Hoà giải, Đối thoại tại Toà án cần có biện pháp “hoà giải” với các Luật có quy định về hoà giải ngoài toà án khác để bảo đảm khung pháp lý về hoà giải ngoài toà án được thống nhất.

Dự thảo nên tạo điều kiện về quyền lựa chọn hoà giải hoặc không hoà giải cho các bên đương sự khi mà Dự thảo  yêu cầu hoà giải theo quy định tại Điều 16 là dường như bắt buộc phải hoà giải khi đương sự tới Toà án nhờ cậy giải quyết tranh chấp mà không phải là “tự nguyện” như trong thực tế “thí điểm” hiện nay. Thực tế này có thể ảnh hưởng tới thời gian giải quyết tranh chấp theo chỉ số “Thực thi Hợp đồng” của Ngân hàng Thế giới. Lưu ý rằng trong 10 năm trở lại đây, chỉ số này của Việt Nam không thay đổi về số ngày giải quyết tranh chấp (400 ngày, trong đó thời gian giải quyết tại Toà án là 250 ngày) đối với án kinh doanh thương mại sơ thẩm. Ngoài ra, Dự thảo Luật hoà giải đối thoại cần cân nhắc về độ tuổi theo hướng Hoà giải viên có độ tuổi cao hơn mà không nên giới hạn ở tuổi 70 trong bối cảnh Bộ luật Lao động sửa đổi về tuổi nghỉ hưu. Dự thảo cũng nên cân nhắc quy định rõ hơn cơ chế lựa chọn Hoà giải viên tại Chương 3 của Dự thảo và quy định rõ hơn cơ chế bảo mật tại Dự thảo.

Ls. Quang cũng đề nghị với cơ chế cho phép “Việc hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án. Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, đối thoại do các bên thống nhất lựa chọn và tự chịu chi phí hoặc do Hòa giải viên, Đối thoại viên ấn định”. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoà giải. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn quy định nếu “ Hòa giải viên, Đối thoại viên ấn định” thì ai chịu kinh phí cho việc thực hiện hoà giải ngoài trụ sở Toà án. Ngoài ra, khi không còn cấu trúc của Trung tâm hoà giải trong Dự thảo mà Hoà giải viên, Đối thoại viên lại do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, Chánh án Toà án địa phương phân công thì lúc này “ Hòa giải viên, Đối thoại viên” sẽ được coi như là “người của Toà án”. Nếu có vấn đề liên quan đến tính “liêm chính” của cá nhân HGV, ĐTV thì ảnh hưởng lớn đến “tính liêm chính” của Toà án. Trong khi đó, Thẩm phán hoặc các chức danh tư pháp khác có nhiều chế định ràng buộc, như BLTTDS không phép tiếp xúc riêng ngoài trụ sở Toà án, Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán….

Ngoài ý kiến của Ls. Nguyễn Hưng Quang, PGS TS Nguyễn Thị Minh Hằng cũng đề nghị Dự thảo nên mở rộng nguồn lựa chọn hoà giải viên cho các bên tranh chấp. Hoà giải viên của các trung tâm hoà giải thương mại cũng có thể là các hoà giải viên của Toà án… Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án nên hỗ trợ các phương thức hoà giải khác phát triển. Có như vậy, mới giảm được áp lực về công việc cho ngành Tòa án cũng như là thúc đẩy công lý do các bên lựa chọn.

Các hoà giải viên khác của Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam cũng có các ý kiến đóng góp về nội dung của Dự thảo Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án.

Ban Thư ký VICMC

Các bài viết trước

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

Viết một bình luận