Nguồn nhân lực Việt sẽ thay đổi ra sao sau COVID 19

 “Cơn bão” COVID 19 đã cuốn phăng hàng triệu việc làm tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020. Nhìn rộng ra tòa cầu, thất nghiệp đang gia tăng từng ngày, cụ thể con số tại Trung Quốc 50 triệu người, Mỹ 30 triệu người, Anh gần 1 triệu người, …vv. Ở nguồn cầu về nhân lực, trong và sau COVID có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã buộc phải dời khỏi thị trường vì giải thể và phá sản. Kết thúc đợt giãn cách xã hội nhiều nhà hàng, doanh nghiệp, khu vui chơi được mở cửa trở lại nhưng cũng có nhiều đơn vị không còn có cơ hội làm việc này. Các nhà kinh tế thì cho rằng COVID 19 đã làm thay đổi căn bản các thói quen về tiêu dùng, phương thức làm việc và thúc đẩy cho một nền kinh tế 4.0 ở phạm vi toàn cầu. Trước sự thay đổi lớn do COVID 19 gây ra, câu hỏi cần đặt ra là nguồn nhân lực Việt sẽ thay đổi ra sao?

Trong cái khó ló cái khôn- doanh nghiệp thay đổi thói quen sử dụng nhân sự

Trước COVID 19, các doanh nghiệp có thói quen tuyển dụng nhiều nhân sự để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Ngay khi bùng phát dịch bệnh, các doanh nghiệp phải tuân thủ các lệnh giãn cách xã hội dẫn đến không thể sử dụng hết nguồn nhân lực đã thuê mướn trong khi chi phí tiền lương vẫn phải trả cho người lao động. Chính vì điều này, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra mô hình kinh doanh phụ thuộc nhiều vào con người hiện đã lỗi thời và đang mang gánh nặng chi phí quá lớn. Nhu cầu tối giản mô hình kinh doanh để bớt phụ thuộc vào nguồn nhân lực như sử dụng nhiều máy móc, công nghệ hơn đang là yêu cầu sống còn của doanh chủ.

Đối với các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhà hàng, quán ăn, giải trí, vận tải nhiều doanh nghiệp trước đây lựa chọn phương thức bán hàng truyền thống, tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán. Nhưng nay, thói quen tiêu dùng đã thay đổi nhiều, người mua hàng sẽ tin vào uy tín thương hiệu và các dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến để quyết định mua sắm. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và bán hàng online thông qua các bên trung gian giao nhận hàng hóa và các công ty công nghệ tin học. Giờ đây, khi xác định quy mô doanh nghiệp không còn đặt nặng yếu tố diện tích văn phòng, số chỗ ngồi làm việc như trước đây mà chủ yếu được đo lường bằng doanh thu bán hàng, đặc biệt là bán hàng qua mạng.

Từ trước đến nay, doanh chủ chưa bao giờ phủ nhận nguồn nhân lực là tài sản có giá trị nhất của họ tuy nhiên ở thời đại 4.0 với 3 trụ cột trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối- Internet of things và dự liệu lớn (big datas), thì các trụ cột này mới thực sự động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một số lượng hữu hạn nguồn nhân lực nhưng vẫn có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn hơn gấp nhiều lần trước đây. Thị trường luôn tồn tại dư thừa về lao động nhưng vẫn trong trạng thái khát nhân tài.

Cũng trong đại dịch Covid rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai họp và làm việc trực tuyến, các trải nghiệm mới đã trả lời về giá trị của làm việc từ xa. Sau dịch Covid có nhiều doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng hơn trong việc lựa chọn diện tích văn phòng làm việc và thuê mướn nhân sự. Điển hình như việc giữ hoặc tăng quy mô nhân sự nhưng giảm chi phí văn phòng vì lựa chọn giải pháp làm việc từ xa và làm việc luân phiên tại văn phòng.

Nói tóm lại ở đầu nguồn cầu về nhân sự đã có sự thay đổi đáng kể về quan điểm, phương án và thói quen trong tuyển dụng và sử dụng con người.

Thời trăm hay hơn tay quen- người lao động phải biến mình thành cỗ máy đa năng

Nếu như trước đây việc tuyển dụng và sử dụng nhân sự luôn coi trọng việc tìm kiếm đúng người để ghép vào quy trình, vào guồng máy vận hành của doanh nghiệp thì nay xu hướng sử dụng nhân sự đã thay đổi khá nhiều. Hiện nay, một nhân sự giỏi được đo lường bởi rất nhiều yếu tố ngoài kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thì khả năng thích ứng và sự đa năng cũng được coi trọng. Khả năng thích ứng thường được nhắc đến như khả năng đảm nhận nhiều vị trí làm việc, khả năng làm việc từ xa; khả năng hỗ trợ đội nhóm…vv.

Khi cần cân nhắc cắt giảm nhân sự trong đại dịch, việc giữ lại một nhân sự toàn diện, đa năng thường được ưu tiên hơn người chỉ làm được một công việc. Việc đo lường và đánh giá nhân sự trong thời kỳ mới cũng đã thay đổi. Sẽ không ngạc nhiên khi nhiều người làm kỹ sư, kế toán, marketing, bán hàng… lại đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhân sự.

Cùng với mạng xã hội và sự lớn mạnh của đội quân giao hàng, trong và sau đại dịch đã có nhiều “ông bà chủ tự doanh” bán các mặt hàng tự làm, tự sản xuất trở nên phổ biến. Nhiều người tự tin rằng giờ đây nếu có thất nghiệp họ cũng không quá lo lắng về thu nhập khi nhiều tài lẻ của mình phát huy tác dụng. Một số công việc phổ biến như làm đồ ăn, đồ uống, bán hàng mỹ phẩm trên mạng, làm đồ gỗ, cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo,…vv.

Như vậy, ở đầu nguồn cung, người lao động đã phải thích ứng với nhu cầu nhân sự ở thời đại mới. Họ phải luôn hoàn thiện mình và đa năng hơn để bảo vệ nguồn thu nhập của mình.

Trung gian việc làm lên ngôi- kết nối và thúc đẩy thị trường lao động

Trước Covid việc manh nha một số website, ứng dụng điện thoại giúp kết nối trực tuyến người tìm việc và người tuyển dụng đã tồn tại song hành cùng các công ty làm dịch vụ giới thiệu việc làm (headhunter). Tuy nhiên xu hướng “làm việc tự do- freelancer” càng trở nên phổ biến sau đại dịch. Nhiều người sẽ cùng một lúc làm việc cho rất nhiều công ty qua các ứng dụng giao nhận việc online và đấu thầu giá bán sức lao động trực tuyến với những người khác trên thị trường.

Sau Covid sẽ có rất nhiều ông chủ chưa từng thấy mặt nhân viên của mình bằng da bằng thịt và đổi lại cũng có rất nhiều người lao động không biết đến địa chỉ trụ sở của công ty. Trong nền kinh tế chia sẻ, các doanh chủ có nhiều cơ hội lựa chọn người làm thuê cho mình hơn, quan hệ lao động được xây dựng và kết thúc nhanh chóng hơn.

Trung gian việc làm xuất hiện cũng làm thay đổi rất nhiều về chất lượng và số lượng lao động làm việc tự do trên thị trường.

Cãi nhau sau dịch- các quan hệ lao động không bền vững

Dịch bệnh ảnh hưởng đến bát cơm của người lao động và túi tiền của doanh nghiệp, nhiều rạn nứt trong quan hệ lao động trước và trong thời kỳ dịch bệnh là nguyên nhân cho các tranh cãi về nhân sự diễn ra. Ngoài ra, cũng bởi dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự do sức ép về chi phí nhân sự. Người sử dụng lao động vẫn buộc phải cho người lao động thôi việc dù chưa chuẩn về quy trình thủ tục và căn cứ pháp lý. Do vậy trong thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng tới tỷ lệ các tranh chấp lao động sẽ tăng lên đáng kể.

Việc cắt giảm nhân sự để tồn tại là một trong các lựa chọn mà chính mà doanh nghiệp buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, việc cắt giảm nhân mà giữ được văn hóa doanh nghiệp, sự thượng tôn pháp luật và gìn giữ quan hệ lao động không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp sẽ chiếm được “con tim” người lao động nhờ vào cách cư xử của họ khi gặp khó khăn vì đại dịch nhưng sẽ có không ít doanh nghiệp rơi vào trạng thái khủng hoảng truyền thông về nhân sự, nhân tài. Việc giải quyết tốt mối quan hệ lao động sẽ khiến cho doanh nghiệp ít tốn kém chi phí và tiết kiệm được thời gian hơn.

Lựa chọn phương thức hòa giải là cách thức tốt nhất để bảo vệ quan hệ lao động

So với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, hòa giải là phương án mang lại lợi ích cho cả hai bên tranh chấp. Nếu khởi kiện ra tòa, một trong các bên sẽ là bên thắng và phần thua thuộc về bên còn lại. Trong khi đó cơ chế hòa giải cho phép các bên tự tìm giải pháp chung trên cơ sở đồng thuận của các bên. Hiện nay cơ chế hòa giải trong lao động đang chịu sự điểu chỉnh bởi pháp luật lao động và pháp luật tố tụng dân sự khi trao cho hòa giải viên lao động- thường là công chức quản lý lao động địa phương thực hiện. Tuy nhiên vì khối lượng công việc chuyên trách cũng như giới hạn về thời gian và sự trang bị đầy đủ về kỹ năng mà cơ chế hòa giải tại các phòng lao động thương binh xã hội hiện nay không phát huy được hiệu quả.

Trong khi đó Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại không quy định cho phép các hòa giải viên thương mại có quyền được hòa giải các tranh chấp lao động dù một bên trong tranh chấp là doanh nghiệp. Do vậy, các trung tâm hòa giải thương mại như Trung tâm hòa giải thương mại Quốc Tế Việt Nam (VICMC) chỉ tiếp nhận các tranh chấp có tính chất hỗn hợp như tranh chấp giữa công ty và người lao động đồng thời là cổ đông công ty; tranh chấp các thỏa thuận, hợp đồng giữa người lao động và công ty liên quan đến bảo mật thông tin, hạn chế cạnh tranh; hoặc các thỏa thuận trong các chương trình cổ phần ưu đãi cho người lao động (ESOP)…vv. Tuy nhiên, VICMC vẫn chủ động giới thiệu các hòa giải viên của mình để hỗ trợ các bên tranh chấp tiến hành hòa giải theo hình thức không chính thống như một phần công việc hỗ trợ cộng đồng.

Bài viết được đăng tải trên trang: https://enternews.vn/nguon-nhan-luc-viet-nam-se-thay-doi-ra-sao-sau-covid-19-173913.html?fbclid=IwAR1YnJZ9RtPay2UUJdEiC23kgz0RxfCvIp7LVQOlIg9XfuBA70KaHa-Wz7A

* Lê Trọng Thêm: Hòa giải viên chính thức của Trung tâm hòa giải thương mại Quốc Tế Việt Nam (VICMC), Luật sư Điều hành Công ty Luật LTT & Lawyers

Các bài viết trước

TẬP QUÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng của các nước trên thế giới, do vậy việc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các chủ thể là các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng ký kết một hợp đồng, điều này khiến cho sự khác biệt trong cách áp dụng pháp luật điều chỉnh cũng như khác biệt trong cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bước ra thị trường thế giới?

TRÁNH RỦI RO KHI THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại công nghệ hiện nay, hợp đồng điện tử được thực hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung và cách thức thực hiện. Cũng chính vì vậy, các rủi ro tiềm ẩn về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý mà cũng ngày càng nhiều. Để phòng tranh các rủi ro này một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử.

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI

Kể từ sau đại dịch COVID-19, với sự vươn lên mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Với lợi thế về ẩm thực truyền thống và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là xu thế đã và đang tạo ra sự sôi động trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro khi áp dụng mô hình này. 

LƯU Ý GÌ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng này ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung, cách thức thực hiện khiến cho các giao dịch thương mại phát triển, mở rộng và tự do hơn. Bên cạnh sự thuận lợi đem lại, hình thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà các chủ thể thực hiện không lường trước được và cũng như thiếu căn cứ pháp lý để được bảo đảm. 

Trao đổi trong Chương trình Kinh doanh và Pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Khi gia nhập thi trường, doanh nghiệp thiếu thông tin liên quan đến các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động sẽ gây ra nhiều bất lợi không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Do vậy, việc biết được các thông tin pháp lý, các kiến thức pháp luật về kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất cần thiết. 

Viết một bình luận