Ban xử lý tranh chấp và hòa giải thương mại trong lĩnh vực xây dựng

Lĩnh vực xây dựng góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Các dự án xây dựng mang tính đặc thù với sự tham gia của nhiều bên: chủ đầu tư, các nhà thầu, bên thi công, thiết kế,… có thời gian thực hiện kéo dài, đối tượng của dự án có giá trị lớn cùng thời gian sử dụng lên tới hàng trăm năm. Theo thống kê của cơ quan năng lượng quốc tế, vào năm 2016 tổng trị giá thị trường xây dựng Việt Nam đạt 7,7 tỉ USD, dự kiến năm 2021, sẽ đạt 14 tỉ USD,[1] năm 2020 Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất thế giới.[2]

Với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án xây dựng, sự gia tăng các tranh chấp xây dựng là không thể tránh khỏi. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, từ năm 1993 – 31/05/2020, 14% các vụ việc được Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam thụ lý là tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng. Dù có tổng số lượng vụ việc đứng vị trí thứ hai (sau các tranh chấp liên quan đến mua bán với 44%) nhưng giá trị các vụ việc liên quan đến xây dựng luôn đứng đầu với tổng giá trị tranh chấp lên tới gần 18.000 tỷ đồng, tương đương trung bình 90 tỷ đồng/vụ việc, trong đó có tranh chấp với tổng giá trị lên tới 6.000 tỷ đồng.[3]

Ban xử lý tranh chấp là một phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù và phát huy hiệu quả tốt trong lĩnh vực xây dựng – thực hiện nhiệm vụ rà soát, phát hiện để xử lý các mâu thuẫn, phòng ngừa chúng phát sinh thành tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh ngay trong chính quá trình thực hiện hợp đồng. Cơ chế này được giới thiệu lần đầu vào năm 1975 trong hợp đồng xây dựng đường hầm Eisenhower Tunnel tại Hoa Kỳ và đã được sử dụng trong khoảng 2700 dự án trên toàn thế giới (tổng giá trị hơn 300 tỷ đô la).[4]

Trong 2700 dự án đó, các bên tham gia đã thông qua 98% các khuyến nghị của Ban xử lý tranh chấp mà không cần đi tới trọng tài hay tòa án.[5] Chi phí của Ban xử lý tranh chấp trung bình là 0,15% đến 0,26% tổng chi phí của dự án xây dựng – thấp hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hay tòa án từ 8% đến 10%.[6] Hơn 80% dự án với sự hoạt động của Ban xử lý tranh chấp đã hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn so với chỉ tiêu toàn ngành (60% đối với các giá trị tương tự không có sự tham gia của Ban xử lý tranh chấp). Phần lớn các dự án này đã được hoàn thành trong phạm vi ngân sách của Chủ đầu tư.[7]

Tuy nhiên trên thực tế tại Việt Nam, việc sử dụng Ban xử lý tranh chấp còn chưa thực sự phổ biến do pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng cho Ban xử lý tranh chấp; do các bên trong hợp đồng chưa hiểu rõ vai trò của Ban xử lý tranh chấp, hoặc nghi ngờ tính pháp lý của quyết định từ Ban xử lý tranh chấp và bỏ qua việc thành lập cơ chế giải quyết tranh chấp này, hoặc có mong muốn nhưng không thành lập được Ban xử lý tranh chấp do bên còn lại không hợp tác. Việc tìm được thành viên Ban xử lý tranh chấp có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, đồng thời chưa có quy định cụ thể về cách thức hoạt động của Ban xử lý tranh chấp và cơ chế thực thi quyết định của Ban xử lý tranh chấp theo pháp luật Việt Nam.[8]

Đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị lớn và thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, điều cần thiết là giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài để hai bên có thể tiếp tục hoàn thành dự án, mặc dù có xung đột, thậm chí là tranh chấp xảy ra. Do đó, khi xảy ra xung đột, điều quan trọng là cần đưa ra một giải pháp làm hài lòng các bên để có thể đi tới thỏa thuận. Ban xử lý tranh chấp trong các hợp đồng xây dựng ra đời nhằm mục tiêu đó.

Ban xử lý tranh chấp thực hiện nhiệm vụ rà soát, phát hiện để xử lý các mâu thuẫn và phân xử các tranh chấp. Đặc điểm này rất phù hợp với mục tiêu của phương thức hòa giải, đưa ra giải pháp hài lòng cả hai bên, từ đó giúp giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đặc biệt trong “bối cảnh bình thường mới” các dự án xây dựng bắt đầu hoạt động trở lại tuy nhiên không thể lường trước một biến cố nào đó do “COVID 19” sẽ xảy ra gây cản trở tiến trình thực hiện hợp đồng dẫn đến các mâu thuẫn có thể phát sinh. Trên cơ sở đó, Trung tâm Hòa giải Thương mại quốc tế Việt Nam phối hợp cùng Hội pháp luật xây dựng Việt Nam tổ chức hội thảo: “Ban xử lý tranh chấp và hòa giải thương mại trong lĩnh vực xây dựng” nhằm trình bày và thảo luận các nội dung xoay quanh vấn đề này.

Hội thảo trực tuyến Ban xử lý tranh chấp và hòa giải thương mại trong lĩnh vực xây dựng
Hội thảo “Ban xử lý tranh chấp và hòa giải thương mại trong lĩnh vực xây dựng”

[1] Báo mới, “Tổng giá trị xây dựng ở Việt Nam năm 2016 chạm mốc 8 tỷ USD”, <http://vietq.vn/tong-gia-tri-xay-dung-o-viet-nam-nam-2016-cham-moc-8-ty-usd-d109607.html>, truy cập ngày 04/3/2019.

[2] Tổng cục thống kê, 14/01/2021, truy xuất tại < https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/ >

[3] Phan Trọng Đạt (2020),  Bài trình bày “Thực tiễn giải quyết tranh chấp xây dựng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”, tại Hội thảo Phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp xây dựng bằng trọng tài”.

[4] Joyce, Henry, Dispute Resolution Board Foundation Region 3, FAQ, truy xuất tại: https://www.drbf.org.au/concept/faqs, truy cập ngày 22/06/2021.

[5] Andrew Stephenson & Lucy Goldsmith, 22/06/2021, Thời cơ Australia cần tận dụng các Ban xử lý tranh chấp, truy xuất tại: https://corrs.com.au/insights/time-for-australia-to-embrace-dispute-resolution-boards , truy cập ngày 22/06/2021.

[6]  Paula Gerber và Brennan J Ong, 2011, 21 today! Dispute review boards in Australia:Past, present and future.

[7] Andrew Stephenson & Lucy Goldsmith, 22/06/2021, Thời cơ Australia cần tận dụng các Ban xử lý tranh chấp, truy xuất tại: https://corrs.com.au/insights/time-for-australia-to-embrace-dispute-resolution-boards , truy cập ngày 22/06/2021.

[8] Lưu Tiến Dũng, Ðề xuất về cách tiếp cận mới đối với quy trình giải quyết tranh chấp trong hợp đồng EPC tại Việt Nam, tài liệu Hội thảo Giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tổng thầu EPC – Khơi thông tắc nghẽn tại các dự án trọng điểm của Việt Nam, ngày 19/4/ 2019, VIAC

Các bài viết trước

TẬP QUÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng của các nước trên thế giới, do vậy việc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các chủ thể là các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng ký kết một hợp đồng, điều này khiến cho sự khác biệt trong cách áp dụng pháp luật điều chỉnh cũng như khác biệt trong cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bước ra thị trường thế giới?

TRÁNH RỦI RO KHI THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại công nghệ hiện nay, hợp đồng điện tử được thực hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung và cách thức thực hiện. Cũng chính vì vậy, các rủi ro tiềm ẩn về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý mà cũng ngày càng nhiều. Để phòng tranh các rủi ro này một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử.

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI

Kể từ sau đại dịch COVID-19, với sự vươn lên mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Với lợi thế về ẩm thực truyền thống và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là xu thế đã và đang tạo ra sự sôi động trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro khi áp dụng mô hình này. 

LƯU Ý GÌ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng này ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung, cách thức thực hiện khiến cho các giao dịch thương mại phát triển, mở rộng và tự do hơn. Bên cạnh sự thuận lợi đem lại, hình thức giao dịch bằng hợp đồng thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý mà các chủ thể thực hiện không lường trước được và cũng như thiếu căn cứ pháp lý để được bảo đảm. 

Viết một bình luận