Bộ Tư pháp cấp Giấy phép số 01/BTP/GP thành lập Trung tâm hoà giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC)

Ngày 20/12/2018, Bộ Tư pháp đã cấp Giấy phép số 01/BTP/GP thành lập Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam International Commercial Mediation Center (VICMC). Trụ sở VICMC đặt ngay tại Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL), Phòng 205, Nhà B, Khoa Luật quốc tế, Học viện ngoại giao, số 69 Chùa Láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động của VICMC là hòa giải tranh chấp thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại và các quy định có liên quan.

VICMC có năm sáng lập viên đều là hội viên của VSIL, trong đó ba thành viên Ban chấp hành VSIL là TS. Nguyễn Bá Sơn – Chủ tịch VSIL, LS. Nguyễn Hưng Quang – Ủy viên Ban chấp hành VSIL và TS. Nguyễn Minh Hằng – Ủy viên Ban chấp hành VSIL; LS. Lương Văn Lý – Trưởng ban Kiểm tra; LS. Vũ Thị Quế – Hội viên VSIL. Được sự giới thiệu của VSIL và sự tín nhiệm của các Sáng lập viên, LS. Nguyễn Hưng Quang giữ chức Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam.

Được biết, VICMC là Trung tâm hòa giải thương mại đầu tiên được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP. VICMC có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và được phép lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Ngoài việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại, VICMC còn có quyền tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại.

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại. 

Sự ra đời của VICMC là kết quả chuẩn bị hết sức nỗ lực của các sáng lập viên với sự hỗ trợ tích cực của VSIL, đặc biệt là sự đóng góp rất lớn từ TS. Nguyễn Bá Sơn – Chủ tịch VSIL và LS. Nguyễn Hưng Quang – Chủ tịch VICMC. Hy vọng, VICMC sẽ xây nên những viên gạch đầu tiên cho hoạt động hòa giải thương mại chuyên nghiệp tại Việt Nam./.

Các bài viết trước

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

Viết một bình luận