Lễ ra mắt Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam

Ngày 07/06/2019, sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, nhân sự, cơ sở vật chất và đặc biệt là hoàn thành các văn bản cần thiết cho hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), một thành viên của Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) đã tổ chức Lễ ra mắt tại Khách sạn Melia.

Tại buổi lễ ra mắt, Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) vinh dự được đón tiếp bà Đặng Hoàng Oanh – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, bà Lê Thị Tuyết Mai – Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao, Tiến sĩ Nguyễn Bá Sơn – Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) và đại diện các bộ, ban, ngành, đại diện từ Tòa án, Cục thi hành án, các viện nghiên cứu, các luật sư, chuyên gia, đại diện pháp chế của các doanh nghiệp, các báo đài đến đưa tin.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp gửi lời chúc mừng tới Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) và các Sáng lập viên, ghi nhận sau nhiều nỗ lực, phối hợp của các Bộ, ngành, các tổ chức có liên quan, đặc biệt là sự hợp tác tích cực giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật quốc tế Việt Nam để Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hoạt động vào ngày 20/12/2018.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Thị Tuyết Mai cũng gửi lời chúc mừng của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đến VICMC và bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ hoạt động của VSIL nói chung, trong đó có hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC).

Bà Lê Thị Tuyết Mai – Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi lễ

TS.LS Nguyễn Bá Sơn – Chủ tịch VSIL, Phó Chủ tịch VICMC  phát biểu tại buổi lễ

Ngay tại Lễ ra mắt, VICMC đã ký kết thoả thuận hợp tác về đào tạo hoà giải thương mại với Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội và Khoa Luật – Trường Đại học Ngoại thương. Nhờ sự hợp tác này, Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) có thể thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn về hòa giải, nghiên cứu và thúc đẩy hoạt động hòa giải tại Việt Nam. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) mong muốn được hợp tác với các cơ sở đào tạo luật và thương mại trong đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy về hòa giải thương mại.

Lễ ký kết thoả thuận hợp tác về đào tạo hoà giải thương mại 

Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) được thành lập theo sáng kiến của lãnh đạo Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL) do 5 sáng lập viên là các thành viên trong bộ máy lãnh đạo và hội viên của VSIL, gồm LS. Nguyễn Hưng Quang, TS. LS. Nguyễn Bá Sơn, LS. Vũ Thị Quế, PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, LS. Lương Văn Lý.

Chủ tịch Nguyễn Hưng Quang giới thiệu về 5 Sáng lập viên của VICMC

VICMC đã tập hợp được một đội ngũ các hoà giải viên chuyên nghiệp mà phấn lớn được chứng nhận hoà giải viên bởi các tổ chức hoà giải uy tín trên thế giới. Ngay tại Lễ ra mắt, Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) đã trao chứng nhận hòa giải viên chính thức cho hơn 30 Hòa giải viên trên khắp các tỉnh cả nước.

Các Hòa giải viên đầu tiên được trao chứng nhận của VICMC

Hy vọng rằng, sự ra đời của VICMC sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời đặt nền móng cho việc xây dựng, phát triển một lĩnh vực giải quyết tranh chấp mới ở Việt Nam – hoà giải thương mại./.

Các bài viết trước

TẬP QUÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng của các nước trên thế giới, do vậy việc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các chủ thể là các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cùng ký kết một hợp đồng, điều này khiến cho sự khác biệt trong cách áp dụng pháp luật điều chỉnh cũng như khác biệt trong cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bước ra thị trường thế giới?

TRÁNH RỦI RO KHI THIẾT LẬP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thời đại công nghệ hiện nay, hợp đồng điện tử được thực hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về hình thức, nội dung và cách thức thực hiện. Cũng chính vì vậy, các rủi ro tiềm ẩn về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý mà cũng ngày càng nhiều. Để phòng tranh các rủi ro này một cách hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử.

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA CHIA SẺ TẠI BUỔI HỌP MẶT KHỞI NGHIỆP VÀ GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 TẠI TỈNH BẾN TRE

TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI, TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA” THÁNG 11/2023

Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” diễn ra vào ngày 24/11/2023 đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý, luật sư và các giảng viên, sinh viên.

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023

Chương trình đào tạo về PPA do ERAVCTED tổ chức ngày 12-13/10/2023 phối hợp với Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) với chủ đề “Đầu tư xây dựng, Quản lý vận hành các nhà máy điện và giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện” đã nhận được sự tham gia trực tiếp kết hợp trực tuyến của chuyên gia cao cấp và đội ngũ nhân viên của Bitexco Power.

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀ GIẢI TẠI PHÁP, CHÂU ÂU VÀ TẠI VIỆT NAM; VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOÀ GIẢI THÁNG 07/2023

Hội thảo Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải được tổ chức tại Hà Nội đã quy tụ các luật sư, hoà giải viên, giảng viên đầy kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hội thảo cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như thách thức đối với hoà giải tại Việt Nam.

Workshop “Hoà giải tại Pháp, Châu Âu và tại Việt Nam; vai trò của luật sư trong hoà giải” tháng 07/2023

Hoà giải đang dần thay đổi vai trò giải quyết tranh chấp “thay thế” để trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp trên thế giới ưa chuộng. Workshop sẽ giúp hiểu thêm về hoà giải tại Pháp, tại Châu Âu và tại Việt Nam; cũng như biết thêm về vai trò của luật sư trong hòa giải

LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN RA NƯỚC NGOÀI

Kể từ sau đại dịch COVID-19, với sự vươn lên mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa thương hiệu của mình ra thế giới. Với lợi thế về ẩm thực truyền thống và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là xu thế đã và đang tạo ra sự sôi động trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa lợi ích và hạn chế rủi ro khi áp dụng mô hình này. 

Viết một bình luận