HỘI THẢO DÀN XẾP TÁI CẤU TRÚC NỢ NGOÀI TOÀ ÁN NGÀY 18 VÀ 19/12/2024

Ngày 18 và 19/12/2024 vừa qua, Hội thảo “Dàn xếp tái cấu trúc nợ ngoài toà – thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn và tập huấn “Các phương pháp dàn xếp tái cấu trúc nợ ngoài toà…

Xem chi tiết

GIỚI THIỆU VỀ CƠ CHẾ INTEGRAF CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI SINGAPORE (SMC)

Gần đây, Trung tâm hoà giải Singapore (Singapore Mediation Center – SMC) đã giới thiệu Khung giải quyết tranh chấp tích hợp (Integrated Appropriate Dispute Resolution Framework – INTEGRAF)[1]. Đây là một cách tiếp cận mới để quản lý các…

Xem chi tiết

LỄ KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA VICMC VÀ SCIA NGÀY 15/10/2024

Sau nhiều tháng trao đổi về phương án hợp tác, vào ngày 15 tháng 10 năm 2024, Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) và Toà Trọng tài quốc tế Thâm Quyến (SCIA) đã tổ chức…

Xem chi tiết

RECAP TỌA ĐÀM KHOA HỌC VÀ LỄ BẾ MẠC CUỘC THI HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – VIETNAM MEDIATION MOOT 2024

Vào lúc 8h00 ngày 30/9/2024, Cuộc thi V-Med 2024 đã diễn ra buổi bế mạc và lễ trao giải cho Top 20 đội thi xuất sắc nhất đã vượt qua Chặng 1 và Chặng 2. Tại buổi lễ, BTC V-Med…

Xem chi tiết

KHOÁ TẬP HUẤN KỸ NĂNG HOÀ GIẢI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THÁNG 9/2024

Nhằm tổ chức sự kiện bên lề Cuộc thi Hoà giải thương mại Việt Nam (V-Med) 2024 cũng như nâng cao kiến thức, kỹ năng về hoà giải thương mại cho các giảng viên, các luật sư tại Huế và…

Xem chi tiết
vicmc logo

Giới thiệu chung

Là trung tâm hòa giải thương mại đầu tiên được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập vào ngày 20/12/2018, Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) đã nhanh chóng đi vào hoạt động nhằm mục đích đem đến cho cộng đồng kinh doanh thêm một phương án giải quyết tranh chấp lựa chọn. Ngoài việc thực hiện các hoạt động về hòa giải thương mại, VICMC còn chú trọng các hoạt động đào tạo, tập huấn về hòa giải.

DỊCH VỤ CỦA VICMC

Các dịch vụ hoà giải chuyên nghiệp, hiệu quả và độc lập của VICMC

dịch vụ hoà giải của Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC)

Hòa giải tranh chấp thương mại

VICMC cung cấp dịch vụ hòa giải chuyên nghiệp, hiệu quả và độc lập, giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí, giữ gìn mối quan hệ và bảo mật.
VICMC_Request for Mediation

Dịch vụ hoà giải trực tuyến

Thực hiện hòa giải qua không gian trực tuyến là phương pháp an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. 
The Dispute Avoidance/Mediation/Adjudication Board (DB)

Dịch vụ về ban phòng ngừa, hoà giải và phân xử tranh chấp (DB)

VICMC cung cấp dịch vụ chỉ định thành viên DB, đảm bảo các tiêu chí tại các mẫu hợp đồng quốc tế hay tại Hồ sơ mời thầu.
VICMC_Mediation Venue

Dịch vụ bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải

VICMC luôn nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, tập huấn về hòa giải.

Đội ngũ hoà giải viên

Đội ngũ hòa giải viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm

LS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Hòa giải viên Nguyễn Văn Tú
LS. Nguyễn Văn Tú
MBA.LS. Vũ Thị Quế
Hòa giải viên Nguyễn Anh Minh
Th.S Nguyễn Anh Minh

Tin tức – sự kiện

HỘI THẢO DÀN XẾP TÁI CẤU TRÚC NỢ NGOÀI TOÀ ÁN NGÀY 18 VÀ 19/12/2024

Ngày 18 và 19/12/2024 vừa qua, Hội thảo “Dàn xếp tái cấu trúc nợ ngoài toà – thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn và tập huấn “Các phương pháp dàn xếp tái cấu trúc nợ ngoài toà … Đọc tiếp

Tin tức sự kiện, Sự kiện nổi bật

Tri thức

GIỚI THIỆU VỀ CƠ CHẾ INTEGRAF CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI SINGAPORE (SMC)

Gần đây, Trung tâm hoà giải Singapore (Singapore Mediation Center – SMC) đã giới thiệu Khung giải quyết tranh chấp tích hợp (Integrated Appropriate Dispute Resolution Framework – INTEGRAF)[1]. Đây là một cách tiếp cận mới để quản lý các … Đọc tiếp

Tri thức, Bài viết

Hội thảo – tập huấn

KHOÁ TẬP HUẤN KỸ NĂNG HOÀ GIẢI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THÁNG 9/2024

Nhằm tổ chức sự kiện bên lề Cuộc thi Hoà giải thương mại Việt Nam (V-Med) 2024 cũng như nâng cao kiến thức, kỹ năng về hoà giải thương mại cho các giảng viên, các luật sư tại Huế và … Đọc tiếp

Tin tức sự kiện, Hoạt động hội thảo/tập huấn thường xuyên, Sự kiện nổi bật

Đặt câu hỏi cho chúng tôi

Câu hỏi thường gặp

Theo thống kê, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc toà án thường mất vài tháng cho đến vài năm, tuỳ theo mức độ phức tạp của vụ việc[1] bởi vì thời gian giải quyết tranh chấp này phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của hội đồng trọng tài hoặc hội đồng xét xử. Trong khi đó, thời gian giải quyết tranh chấp bằng hoà giải sẽ diễn ra nhanh hơn do chủ yếu phụ thuộc vào thoả thuận giữa các bên tranh chấp và sự hỗ trợ thúc đẩy từ hoà giải viên. Thông thường, để hoà giải có thể thành công thì hoà giải viên thường ấn định lịch biểu hoà giải diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn với mục tiêu hoàn tất việc giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian đó (thường là một ngày). Nếu thời gian hoà giải kéo dài thì khả năng hoà giải thành cũng không cao. Để hoà giải có thể thành công thì hoà giải viên có thể đề nghị các bên có những chuẩn bị trước.

[1] Nguyễn Hưng Quang (04/2017), “Bảo đảm thực thi hợp đồng”, Báo cáo Chẩn đoán tăng trường kinh tế Việt Nam, Ban Kinh tế trung ương, Nhà xuất bản Thông tin truyền thông; tr. 220.

Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (gọi tắt là VICMC) do các thành viên của Hội luật quốc tế Việt Nam (gọi tắt là VSIL) thành lập vào năm 2018. Các sáng lập viên của VICMC nhằm xây dựng một tổ chức hoà giải chuyên nghiệp, thân thiện, đáng tin cậy ở Việt Nam. Mục tiêu của VICMC nhằm giải quyết tranh chấp bằng hoà giải được nhanh, hiệu quả về chi phí, chuyên nghiệp và độc lập. Với mục tiêu tổng quát đó, VICMC chú trọng tới những đặc điểm sau:

  • Phương pháp hoà giải thân thiện, linh hoạt

Nhằm để bảo đảm công lý do chính các bên tự thiết lập, VICMC xác định phương pháp thúc đẩy (facilitative) là cốt lõi, kết hợp với phương pháp hướng dẫn (directive) trong một số hoàn cảnh, trường hợp cụ thể. Để có thực hiện được các phương pháp này hiệu quả, các hoà giải viên của VICMC được tập huấn kỹ càng các phương pháp này từ các hoà giải viên quốc tế và hoà giải viên có kinh nghiệm ở Việt Nam.

  • Bảo đảm bí mật của quá trình hoà giải

Nguyên tắc bảo đảm bí mật được áp dụng tại VICMC không chỉ ở kỹ năng cơ bản của các hoà giải viên trong quá trình hoà giải, tiếp xúc với các bên mà còn bao gồm trong suốt quá trình hoạt động của VICMC, hướng dẫn các hoà giải viên việc gìn giữ các thông tin mà họ biết được trong quá trình hoà giải. Quy tắc đạo đức và ứng xử hoà giải viên của VICMC cũng đề cao nguyên tắc này.

  • Bảo đảm thời gian hoà giải nhanh chóng

Để phát huy được ưu điểm của hoà giải là nhanh chóng giải quyết tranh chấp, hoạt động hoà giải của VICMC sẽ cố gắng giải quyết nhanh chóng, không để vụ việc được xử lý kéo dài. Để khuyến khích các bên rút ngắn thời gian trong hoạt động hoà giải, VICMC áp dụng cơ chế hoà giải ấn định thời gian giải quyết ngắn và xây dựng mô hình hoà giải trực tuyến. Những biện pháp này được áp dụng tại một số trung tâm hoà giải chuyên nghiệp trên thế giới nhưng còn là mới lạ ở Việt Nam.

  • Thúc đẩy sự thân thiện và giữ mối quan hệ cho các bên

Thuận lợi của VICMC khác với các tổ chức hoà giải khác là VICMC gắn kết với VSIL về tổ chức và hoạt động. VSIL là một tổ chức tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực luật quốc tế, đặc biệt nhiều người làm trong lĩnh vực ngoại giao và giảng dạy pháp luật. Một số hoà giải viên của VICMC là hội viên của VSIL có nhiều kinh nghiệm trong công tác đối ngoại, giao tiếp trong nước và quốc tế. Những kinh nghiệm ngoại giao cộng với các phương pháp hoà giải cốt lõi của VICMC sẽ thúc đẩy sự thân thiện và giữ mối quan hệ cho các bên tranh chấp.

  • Tham gia các hoạt động nghiên cứu, đào tạo về hoạt động hoà giải, phòng ngừa tranh chấp hợp đồng…

Với mục tiêu xã hội như đã nêu ở trên, VICMC tập trung vào hoạt động nghiên cứu, phổ biến hoạt động hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn khác (ADR) tại Việt Nam. VICMC được hỗ trợ và phối hợp từ đội ngũ giáo viên tại các trường đại học lớn của Việt Nam về công tác đối ngoại và pháp luật quốc tế, như Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương, Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội… Sự kết hợp giữa hoạt động hoà giải với nghiên cứu, giảng dạy về hoà giải sẽ giúp cho chất lượng hành nghề hoà giải của VICMC luôn được nâng cao. Hơn nữa, những hoạt động nghiên cứu, đào tạo về hoà giải của VICMC sẽ góp phần thúc đẩy thúc đẩy phương thức hoà giải tại Việt Nam.

Với mục tiêu và đặc điểm phát triển rõ ràng và sự hỗ trợ của các hội viên của VSIL, Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành một tổ chức hoà giải chuyên nghiệp, thân thiện, đáng tin cậy ở Việt Nam và khu vực, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Bảo đảm bí mật về vụ việc được coi là ưu điểm lớn nhất của phương thức hoà giải so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Tính bảo mật trong hoà giải bao gồm hai khía cạnh: (i) cơ chế hoà giải phải bảo đảm bí mật thông tin vụ việc với bên thứ ba; (ii) hoà giải viên phải bảo đảm bí mật về quan điểm xử lý tranh chấp của mỗi bên mà không được tiết lộ cho bên kia. Trên cơ sở hai khía cạnh này, thông tin mà các bên cung cấp trong quá trình hoà giải không được sử dụng làm chứng cứ tại các thủ tục giải quyết tranh chấp khác.

Trong tố tụng trọng tài và toà án, mỗi bên tranh chấp thường phải chấp nhận tiết lộ thông tin và tài liệu của vụ việc cho bên thứ ba (hội đồng xét xử, hội đồng trọng tài hoặc giám định viên…) để bảo vệ quyền lợi của mình. Thông tin và tài liệu phải được gửi tới Toà án hoặc hội đồng trọng tài và tới bên tranh chấp còn lại[1]. Cho dù nguyên tắc của tố tụng trọng tài là không công khai[2] và tố tụng toà án có thể được xét xử kín trong trường hợp đặc biệt nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh[3] nhưng thông tin của vụ việc vẫn phải tiết lộ cho nhiều người. Thủ tục hoà giải thường chỉ diễn ra với một hoà giải viên nên thông tin không bị phát tán ra nhiều người. Hoà giải viên bị ràng buộc với trung tâm hoà giải về việc phải giữ kín thông tin mà mình biết được trong quá trình hoà giải.

Trong quá trình hoà giải, hoà giải viên chuyên nghiệp có trách nhiệm không được tiết lộ thông tin của một bên mà mình có được để cung cấp cho bên kia dù là vô tình hay hữu ý. Việc bảo đảm không tiết lộ thông tin sẽ khuyến khích được các bên “trải lòng” với hoà giải viên những vấn đề mà bên đó muốn được giải quyết, hoà giải với bên kia.

[1] Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều 12; Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), Điều 70, khoản 9, Điều 96

[2] Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều 4, khoản 4

[3] BLTTDS 2015, Điều 15, khoản 2, Điều 267.

Chi phí hòa giải

Chi phí giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thường thấp hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc toà án. Thậm chí trong trường hợp các bên giải quyết tranh chấp thành công thông qua việc tiến hành hoà giải[1] tại Toà án thì các bên vẫn phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm giải quyết theo thủ tục thông thường[2]. Trong khi đó, chi phí cho việc hoà giải ngoài toà án sẽ tiết kiệm hơn nhiều vì chi phí để giải quyết tranh chấp sẽ thường là mức chi phí cho từ một đến ba hoà giải viên làm việc trong một khoảng thời gian ngắn. Chi phí hoà giải phụ thuộc vào biểu phí, điều kiện của từng tổ chức hoà giải, phẩm chất hoà giải viên nhưng nhìn chung sẽ tiết kiệm hơn cho các bên khi so sánh với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc toà án. Ngoài ra, một số trung tâm hoà giải tân tiến đã áp dụng thêm phương thức hoà giải trực tuyến (online mediation) để rút ngắn thời gian và chi phí cho hoạt động hoà giải.

[1] Phiên họp hoà giải trước khi thực hiện phiên toà xét xử sơ thẩm

[2] BLTTDS 2015, Điều 147, khoản 3.

Lợi ích của hòa giải

1.    Hòa giải mang tính riêng tư và bảo mật. Thông tin được tiết lộ tại một phiên tòa có thể được ghi nhận và công khai trên các phương tiện truyền thông. Ngược lại, thông tin được các bên chia sẻ trong suốt quá trình hòa giải sẽ hoàn toàn được bảo mật, giữ kín và không được sử dụng làm chứng cứ tại tòa

2.    Trong hòa giải, các bên vẫn giữ được quyền quyết định đối với kết quả của việc giải quyết tranh chấp. Khi kết thúc một phiên tòa, thẩm phán sẽ ra phán quyết để giải quyết tranh chấp mà không phụ thuộc vào bất kỳ ý kiến nào từ các bên. Ngược lại, các bên trong hòa giải lại chính là những người đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp của họ.

3.    Hòa giải mang lại kết quả tích cực. Việc nộp đơn khởi kiện có thể hủy hoại mối quan hệ giữa các bên và phán quyết của tòa án tuy có thể đề cập đến việc thực hiện các khoản tiền bồi thường thiệt hại nhưng lại không thể giải quyết triệt để được các vấn đề xung đột cơ bản giữa các bên. Trong khi đó hòa giải có thể duy trì và trong một vài trường hợp còn có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa các bên, do các bên sẽ trực tiếp đối thoại với nhau về sự bất đồng giữa họ và có cơ hội để hiểu thêm về đối phương. Hòa giải cũng đưa các bên đến một thỏa thuận dựa trên sự hài lòng của các bên dựa trên việc đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.

4.    Hòa giải mang lại hiệu quả về mặt chi phí. Chi phí cho hòa giải thấp hơn chi phí tranh tụng. Ngoài ra hòa giải đòi hỏi sự chuẩn bị ít hơn và tránh được việc trì hoãn trong việc mở phiên tòa.

5.    Hòa giải là một thủ tục tự nguyện. Trong tranh tụng, các bên có thể bị ép buộc để tham gia phiên tòa hoặc phải miễn cưỡng đến dự phiên xét xử do lo sợ về việc Tòa án sẽ ra một phán quyết bất lợi cho họ nếu vắng mặt. Trong khi đó, xuyên suốt quá trình hòa giải, các bên được tự do quyết định việc tham dự phiên hòa giải của mình mà không chịu bất kỳ sức ép hoặc áp lực nào.

6.    Hòa giải cung cấp một thủ tục giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và linh hoạt. Khi lựa chọn phương thức khởi kiện tại tòa án, các bên buộc phải tuân theo các quy tắc cụ thể quy định quy trình tố tụng từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Ngược lại, hòa giải diễn ra thông qua việc trao đổi giữa các bên được diễn ra trong một môi trường thân thiện và linh hoạt mà không đòi hỏi phải áp dụng một cách cứng nhắc bất kỳ quy trình thủ tục nào như một phiên xét xử tại Tòa án.

Đối tác