Hòa giải tranh chấp thương mại

Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) do các thành viên của Hội luật quốc tế Việt Nam (VSIL) thành lập vào năm 2018. Định hướng của VICMC nhằm giải quyết tranh chấp bằng hoà giải được nhanh, hiệu quả về chi phí, chuyên nghiệp và độc lập và thực hiện các dịch vụ hoà giải mà pháp luật cho phép.

Giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại bằng hoà giải đang trở thành một xu hướng trên thế giới bởi nhiều ưu điểm của phương thức này, như thời gian, chi phí, gìn giữ mối quan hệ và mức độ bảo mật. Hoạt động hoà giải được coi là một phương thức hỗ trợ hoạt động kinh doanh, thương mại và phát triển kinh tế. Hoà giải được coi là phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế vượt qua các rào cản về văn hoá và quyền tài phán. Theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hoà giải thương mại, các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc tranh chấp với một bên có hoạt động thương mại mà các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức hoà giải để giải quyết tranh chấp thì có thể nhờ hoạt động hòa giải thương mại.

Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (gọi tắt là VICMC) do các thành viên của Hội luật quốc tế Việt Nam (gọi tắt là VSIL) thành lập vào năm 2018. Định hướng của VICMC nhằm giải quyết tranh chấp bằng hoà giải được nhanh, hiệu quả về chi phí, chuyên nghiệp và độc lập và thực hiện các dịch vụ hoà giải mà pháp luật cho phép.

Dịch vụ hoà giải tranh chấp thương mại

Hoà giải tranh chấp thương mại trong các lĩnh vực:

  • Bảo hiểm
  • Công nghệ thông tin và Điện tử
  • Dệt may và Da giày
  • Giáo dục và Đào tạo
  • Hàng không
  • Hợp tác công tư và Cơ sở hạ tầng
  • Năng lượng
  • Ngân hàng, Tài chính và Chứng khoán
  • Nghệ thuật
  • Phá sản và xử lý nợ
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Sở hữu trí tuệ
  • Thực phẩm và Đồ uống
  • Thương mại và Dịch vụ
  • Vận tải đường bộ và Phương tiện đường bộ
  • Vận tải đường thuỷ và Đóng tàu
  • Xây dựng và Vật liệu xây dựng
  • Y tế và Dược phẩm

Quy trình hoà giải tại VICMC được mô tả tóm tắt như sau:

Quy trình hoà giải tranh chấp thương mại tại VICMC

Quy tắc hòa giải

Quy tắc Hoà giải của Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (“Quy tắc”) áp dụng cho việc hoà giải mọi tranh chấp thông qua Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (“Trung tâm”).

Nội dung toàn văn Quy tắc Hoà giải của Trung tâm hoà giải thương mại Quốc tế Việt Nam xin xem file đính kèm.

Biểu phí hoà giải

Cơ cấu phí hòa giải bao gồm

  • Chi phí hành chính cho công tác quản lý vụ việc hoà giải.
  • Chi phí cơ sở vật chất để tiến hành hòa giải (phòng họp chung, phòng họp riêng với từng bên) và chi phí thức ăn, đồ uống cho bữa trưa và giờ nghỉ giải lao tại các buổi hòa giải.
  • Thù lao Hòa giải viên.

Biểu phí hoà giải của Trung tâm hoà giải thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) xin xem file đính kèm.

Địa điểm hòa giải

địa điểm hoà giải tại VICMC

Chi phí cơ sở vật chất để tiến hành hòa giải (phòng họp chung, phòng họp riêng với từng bên) và chi phí thức ăn, đồ uống cho bữa trưa và giờ nghỉ giải lao tại các buổi hòa giải sẽ theo thoả thuận của các bên hoặc do VICMC thu xếp.

Để tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho các bên giải quyết tranh chấp tại Hà Nội, VICMC thu xếp phòng họp và các tiện ích cho các buổi họp tại một số địa điểm thuận tiện đi lại cho các bên.

  • Hà Nội: VICMC sẽ sử dụng địa điểm và tiện ích tại Trường Đại học Ngoại Thương: 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Tp. Hồ Chí Minh, VICMC sẽ sử dụng địa điểm và tiện ích tại Toà nhà Mê Linh Point, số 2 đường Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Văn bản – biểu mẫu

Các biểu mẫu áp dụng khi sử dụng các dịch vụ hoà giải của Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) có thể tham khảo tại đây.