Chủ tịch VICMC - Luật sư Nguyễn Hưng Quang đại diện VICMC góp ý Dự thảo tại Hội nghị
Theo quy định tại Điều 10, các đối tượng có thể được bổ nhiệm được phân loại thành 3 nhóm như sau:
Việc phân loại đối tượng sẽ giúp cho xây dựng các điều kiện cụ thể để có thể lựa chọn được những người phù hợp tham gia vào công tác hoà giải tại Toà án. Mỗi nhóm đối tượng có những thế mạnh đặc thù trong việc thực hiện hoà giải. Tuy nhiên, việc mở rộng nhiều nhóm đối tượng làm công tác hoà giải sẽ gặp phải những thách thức sau cho ngành Toà án:
Xét bối cảnh việc tuyển chọn hoà giải viên trên khắp cả nước với những đặc điểm của mỗi nhóm đối tượng khác như trên, Toà án phải tính đến việc tuyển chọn mở rộng để bất kỳ người nào thuộc các nhóm đối tượng nêu cũng “có thể” trở thành hoà giải viên tại Toà án thay vì phương án Toà án mỗi cấp lập danh sách hoà giải viên của Toà án mình. Cơ chế mở này giống với cơ chế công nhận quản tài viên của Luật Phá sản 2014.
Tuy nhiên, để những đối tượng nêu trên trở thành hoà giải viên thì những điều kiện sau cần quy định rõ ràng:
Phương án mở rộng đối tượng tuyển chọn làm hoà giải viên có khả năng bảo đảm tuyển chọn được đủ số lượng, hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng tới tính liêm chính trong quá trình tuyển chọn.
b. Bổ nhiệm (Điều 11):
Theo quy định tại Dự thảo Luật, Hoà giải viên sẽ được Toà án bổ nhiệm (Điều 11) và được cấp thẻ hoà giải viên (Điều 7). Với những quy định như vậy, có thể hiểu Tòa án chịu trách nhiệm đối với toàn bộ mọi hoạt động, hành vi của Hoà giải viên. TANDTC cần xác định rõ đây là (i) quan hệ sử dụng lao động theo Bộ luật Lao động; hoặc (ii) quan hệ hợp đồng dịch vụ theo quy định Bộ luật Dân sự. Sự xác định rõ mối quan hệ pháp luật này vì liên quan đến:
Như đã nêu ở trên, để có thể hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra cho ngành Toà án, TANDTC nên xây dựng cơ chế “bổ nhiệm” theo hướng đơn giản hoá mọi thủ tục bổ nhiệm, tương tự với cơ chế đăng ký của quản tài viên.
Đồng thời, để tránh phải chịu những trách nhiệm phát sinh từ hoạt động của hoà giải viên trong những thời gian không thực hiện công tác hoà giải tại Toà án, TANDTC nên quy định rõ ràng về cấp, sử dụng, thu hồi thẻ Hòa giải viên theo hướng “thẻ Hoà giải viên được chỉ được sử dụng trong những phiên hoà giải tại Toà án. Thẻ không được phép sao chụp hoặc sử dụng bên ngoài hoạt động hoà giải tại Toà án”. Nếu không quản lý chặt chẽ việc sử dụng thẻ, rủi ro về lạm dụng “thẻ ngành” gây ảnh hưởng tới uy tín của Toà án.
c. Bổ nhiệm lại (Điều 12):
Cơ chế bổ nhiệm lại tại Dự thảo Luật khá phức tạp đối với những người đang là hoà giải viên tại Toà án và hoàn thành tốt công tác hoà giải. Ngoài ra, cơ chế bổ nhiệm lại cũng cần phải được làm rõ thêm một số vấn đề sau:
2.Trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên (Điều 18)
a. Cơ chế chấp thuận hoà giải viên không thuộc danh sách tại Toà án nơi làm việc (Khoản 7).
Dự thảo quy định “Văn bản chỉ định Hòa giải viên được gửi cho Hòa giải viên và các bên tham gia hòa giải, đối thoại. Trong trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn làm việc ở Tòa án khác thì văn bản này cũng phải được gửi cho Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc” (Điều 18 Khoản 7)
Cơ chế lựa chọn Hoà giải viên không thuộc danh sách Hoà giải viên của Toà án giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 15 Khoản 2 đã chỉ rõ: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên của các bên, Hòa giải viên được lựa chọn phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hay không đồng ý gửi Thẩm phán phụ trách công tác hòa giải, đối thoại nơi giải quyết vụ việc, Tòa án nơi mình làm việc và các bên.”
Như vậy, việc yêu cầu Toà án nơi giải quyết tranh chấp phải gửi thêm “văn bản chỉ định Hòa giải viên cũng phải được gửi cho Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc” sẽ làm phát sinh thêm chi phí và thủ tục hành chính (như chi phí soạn văn thư, chi phí gửi văn thư, chi phí lưu trữ văn thư) cho Toà án chỉ định Hoà giải viên và cho cả “Toà án nơi Hoà giải viên đó làm việc”. Ngoài ra, quy định “Toà án nơi Hoà giải viên đó làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự chọn của Hoà giải viên gửi Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hoà giải viên” (Điều 15 khoản 3.b và khoản 4.b) cũng làm gia tăng các chi phí về hành chính và “hành chính hoá” hoạt động lựa chọn hoà giải viên. Ngoài ra, dù Dự thảo đã quy định thời gian mà “Toà án nơi Hoà giải viên đó làm việc” phải trả lời “trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hoà giải viên” thì cũng là một khoảng thời gian chưa thực sự được xác định rõ ràng vì khoảng thời gian di chuyển của “thông báo” không được xác định. Mặc dù, “thông báo” này chỉ là di chuyển trong nội bộ giữa các “Toà án cấp huyện trong phạm vi lãnh thổ của Toà án cấp tỉnh”.
Do đó, đề xuất nên quy định một thủ tục hành chính đơn giản nhất với thời hạn rất rõ ràng để thuận tiện cho đương sự, hoà giải viên và Toà án.
b. Bảo đảm quyền lựa chọn hoà giải của người bị kiện.
Dự thảo quy định “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều này, nếu người bị kiện không đồng ý tiến hành hòa giải, đối thoại thì phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết để Tòa án chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng.” (Khoản 8)
Quy định nêu trên có thể gặp khó khăn trong quá trình thực hiện khi người bị kiện “không trả lời” là có chấp nhận phương án hoà giải hay không? Phương án “không trả lời” cần phải được xác định rõ một trong hai tình huống: (i) không đồng ý hoặc (ii) đồng ý. Một số vấn đề sau cần cân nhắc:
Để xử lý tạm thời những vấn đề nêu trên, tình huống 2 có thể chấp nhận theo hướng nếu hoà giải viên và Toà án vẫn tiến hành hoà giải dù bên bị kiện chưa có ý kiến. Nếu bên bị kiện vắng mặt đến lần thứ 2 thì xử lý theo quy định tại Điều 19. Còn nếu bên bị kiện tới hoà giải và chấp nhận hoà giải thì tiến hành hoà giải. Tuy nhiên, Toà án cần có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của Thẩm phán, hoà giải viên trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoà giải theo Luật này (Điều 8). Khác với hoà giải thương mại, các bên tham gia hoà giải tại toà án sẽ có nhiều người không có khả năng nhận biết những ưu điểm và nhược điểm của phương thức hoà giải với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng (như người thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa...). Do đó, cần thiết phải xây dựng được một quy trình hoà giải rõ ràng để bảo đảm quyền lợi của họ.
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch VICMC
Từ ngày 01/01/2021, Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam cung cấp dịch vụ về ban phòng ngừa, hòa giải và phân xử tranh chấp (DB).
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam đã có bài phỏng vấn liên quan đến hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện.
Trong hai ngày 26, 27/12/2020, Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam VICMC đã tổ chức Khóa đào tạo kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Hà Nội.
Trong hai ngày 19, 20/12/2020, Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam VICMC đã tổ chức Khóa đào tạo kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại TP. Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên đại diện cho trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM tham gia cuộc thi International Mediation Singapore (IMSG), đội thi UEL gồm 4 thành viên là: Lê Nguyễn Hồng Nhung, Lê Như Bảo Trân, Hồ Phúc Nguyên và Nguyễn Hoàng Bảo Khương đã xuất sắc đạt Huy chương Bạc cho hạng mục Hòa giải viên và Huy chương Đồng cho hạng mục Luật sư tham gia hòa giải. Các bạn đội UEL đã có những chia sẻ rất thú vị và chân thực về quá trình chuẩn bị và tham gia cuộc thi hòa giải thương mại quốc tế này.
Trong tháng 12/2020, VICMC sẽ tổ chức khóa đào tạo kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là khoá đào tạo về hoà giải chuyên nghiệp đầu tiên do VICMC tổ chức với nội dung và phương thức đào tạo tập trung vào thực hành, rèn luyện kỹ năng cùng những giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có chứng chỉ kỹ năng hoà giải của các tổ chức hoà giải quốc tế chuyên nghiệp.